5 Nguyên Tắc Giảng Dạy Trong Môn Bóng Rổ Hiệu Quả Nhất

Giảng dạy bóng rổ phải tuân theo những nguyên tắc chung của lý luận và phương pháp thể dục thể thao. Do đặc thù của môn bóng rổ nên các nguyên tắc lý luận giảng dạy được vận dụng vào các điều kiện cụ thể của việc tổ chức quá trình học tập và vào các phương pháp tương ứng. Việc thực hiện thành thạo các nguyên tắc lý luận giảng dạy không chỉ có tác dụng thúc đẩy quá trình giảng dạy mà còn làm cho quá trình đó có hiệu quả hơn và thú vị h) 7;n.

Nguyên tắc khoa học đòi hỏi sự lựa chọn tài liệu giảng dạy phải thường xuyên được định hướng theo khuynh hướng phát triển của môn bóng rổ, phải cải tiến phương pháp giảng dạy tương ứng với sự phát triển của môn thể thao này.

Bóng rổ có cấu trúc và logic của mình, không thể nhận thức ngay được logic đó. Tính hệ thống cần phải được xem xét cả trong chế độ tập luyện (tập luyện, nghỉ ngơi), cả trong sự áp dụng luân phiên của các hình thức, phương tiện và phương pháp giảng dạy, lượng vận động v.v...

SỐ lượng giờ học cần phải phù hợp với lứa tuổi, giới tính, trình độ tập luyện. Điều quan trọng là phải tuân thủ sự liên tục kế tiếp nhau.

Để thực hiện nguyên tắc khoa học cần phải :

+ Chọn cẩn thận tài liệu giảng dạy sao cho thể hiện được khuynh hướng hiện đại .

+ Đảm bảo tính liên tục trong quá trình học để có thể phối hợp đúng các lần lặp lại trong các giờ học .

+ Khi chọn tài liệu giảng dạy cần theo quy tắc từ cái cơ bản đến cái thứ yếu, còn khi chọn những bài tập thì theo quy tắc từ đơn giản đến phức tạp.

+ Tiến hành các giờ học theo kế hoạch bao gồm tất cả các mặt huấn luyện kế tiếp nhau.

+ Tính toán kỹ tài liệu giảng dạy và hướng tất cả các phương tiện, phương pháp và chế độ vận động chung của các giờ học vào việc phục vụ cho việc giảng dạy đó.

+ Định kỳ đánh giá kết quả công việc giảng dạy.

2. Nguyên tắc tự giác tích cực

Thái độ sáng tạo đối với quá trình giảng dạy là điều kiện tất yếu làm tăng hiệu quả quá trình giảng dạy. Việc tư duy về các bài tập và về các cách thức giải quyết nhiệm vụ vận động, cũng như nhận thức các quy luật vận động sẽ tạo điều kiện cho người học tự mình thực hiện đúng các động tác và hoàn thiện động tác một cách sáng tạo.

Tuy nhiên, ngay cả một học sinh hiểu đúng nhiệm vụ, nhưng không thể hiện sự tích cực quan tâm giải quyết nhiệm vụ đó thì kết quả đạt được cũng sẽ không cao. Trong bóng rổ, tính tích cực và thái độ tự giác trong quá trình học tập là đặc biệt quan trọng, bởi vì trong thời gian luyện tập, người học phải tự quyết định là mình cần hoạt động như thế nào và nếu anh ta không biểu hiện tính tích cực sáng tạo trong hoạt động, thì sẽ không có được sự liên h 897; cần thiết với đồng đội. Căn cứ vào những yêu cầu của nguyên tắc này, các giờ học cần phải được tổ chức sao cho có thể giáo dục thái độ tự giác sáng tạo, tích cực vận động và tự lập của học sinh.

Tư duy về các bài tập sẽ giúp học sinh phát triển tư duy chiến thuật và tạo điều kiện hình thành các kỹ xảo phối hợp chiến thuật. Sự nắm vững các quy luật cấu trúc động tác cho phép tạo ra những phối hợp mới. Giáo dục tình yêu lao động và sự phát triển trí tuệ là một trong những nhiệm vụ giảng dạy. Ó đây, điều quan trọng là:

+ Trong quá trình học tập cần tạo ra những tình huống để phát triển tính tích cực nhận thức của học sinh.

+ Học khái quát và xem xét những dấu hiệu cơ bản của tình huống thi đấu.

+ Giáo dục tư duy sáng tạo, tính tự lập khi học các biến thể của động tác.

+ Giáo dục khả năng phân tích tình huống, và sự tham gia của bản thân mình vào tình huống đó.

Nguyên tắc tự giác tích cực đòi hồi người học phải đi sâu vào quá trình tư duy về những nhiệm vụ của quá trình học tập và huấn luyện.

3. Nguyên tắc trực quan

Cảm nhận, cảm xúc là khâu đầu tiên của nhận thức. Biểu tượng xuất hiện trên cơ sở các ấn tượng. Biểu tượng đúng cho phép tiếp thu nhanh hơn nội dung cần học.

Người ta có thể tiếp nhận số lượng thông tin cần thiết nhờ có các giáo trình- giáo khoa, bảng hình, tranh ảnh, phim v.v... Những thứ để giúp cho khả năng nhận thức, tổ chức và định hướng cảm xúc và quan sát dễ dàng hơn. Nhờ tính trực quan trong giảng dạy mà các khái niệm trừu tượng trở nên cụ thể hơn.

Các phương tiện giảng dạy trực quan được lựa chọn đúng sẽ góp phần tái hiện lại các động tác được hình thành trong các tình huống thi đấu. Trong thực tế các phương tiện thực hiện nguyên tắc này Dao gồm :

+ Các loại thị phạm khác nhau.

+ Diễn giải kèm theo so sánh các hình ảnh cụ thể.

+ Áp dụng các giáo trình trực quan.

+ Quan sát tập luyện và thi đấu với với những nhiệm vụ tương ứng.

4. Nguyên tắc để hiểu và cá biệt hóa

Bất kỳ việc giảng dạy nào cũng chỉ thành công khi nhiệm vụ đặt ra vừa sức với học sinh. Các nhiệm vụ không vừa sức sẻ dẫn đến chỗ người học không đạt được kết quả và cuối cùng thì không tin vào bản thân, làm mất đi sự hứng thú đối với việc học tập.

Việc học kỹ thuật và chiến thuật lúc đầu được tiến hành theo từng phần. Cần đảm bảo nâng dần từng bước khi tăng độ khó bài tập và khi chuyển từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác.

Các yêu cầu cần phải được nâng cao từ từ từng bước và không vượt quá khả năng và sự chuẩn bị của người tập để họ có thể chịu đựng được các lượng vận động tương ứng. Các yêu cầu cần được đưa ra hợp lý sao cho người tập sau khi đã cố gắng tập luyện nghiêm túc thì có thể hoàn thành tốt. Các bài tập quá dễ, không tốn nhiều sức chỉ làm giảm sự tiến bộ.

Nguyên tắc này đòi hỏi sự tính toán tới khả năng cá nhân, tới việc tích cực hoạt động, năng lực làm việc, mức độ phát triển ý chí ...

Tính chất đồng đội của các hoạt động trong bóng rổ cũng đòi hỏi các buổi tập cần phải xây dựng sao cho các hình thức tập thể được phối hợp hài hòa với các hình thức cá nhân.

Các phương tiện thực hiện nguyên tắc này gồm:

- Tính toán đến trạng thái sức khỏe, trình độ huấn luyện chung và chuyên môn, mức độ phát triển các tố chất vận động, lứa tuổi ...

- Tổ chức quá trình huấn luyện và học tập.

- Công tác tổ chức hình thành đội.

- Lập kế hoạch tất cả các mặt huấn luyện một cách hợp lý.

- Nghiên cứu những năng lực cá nhân, xác định ví trì chơi trong đội hình chiến thuật và đề ra các nhiệm vụ cụ thể mà cầu thủ cần phải giải quyết.

- Quy định mức độ thi đấu và lựa chọn đối phương.

5. Nguyên chắc vững chắc tăng tiến

Không củng cố nội dung đang học thì không thể tiến bộ được. Đồng thời sẽ không tiến bộ, nếu không học nội dung mới, không tăng lượng vận động, đổi mới và phức tạp hóa các bài tập.

Người tập cần phải củng cố nội dung đã học và cần phải nắm chắc nội dung đó để các động tác đã học luôn luôn ổn định trước những yếu tố cản phá.

Nguyên tắc này đòi hỏi phải nâng cao trình độ phát triển các tố chất thể lực, bởi vì các tố chất thể lực không phát triển thì không củng cố được những gì đã đạt được.

Các phương tiện thực hiện nguyên tắc này là :

+ Chọn các bài tập và tiến hành phức tạp hóa theo tuần tự.

+ Định hướng đúng đắn đối với các bài tập, chuyển đúng lúc sang các biến thể động tác phức tạp hơn, luân phiên có kế hoạch tập luyện và nghỉ ngơi.

+ Kiểm tra thường xuyên những kỹ năng và kỹ xảo của người tập thông qua các bài tập và test kiểm tra. đề ra các nhiệm vụ cho các giai đoạn tập luyện tiếp theo.

Next Post Previous Post