Bóc Trần Sự Thật “Việt Nam Đền Bù Hợp Đồng Hơn 1 Tỷ Usd Cho Repsol”
Như đã biết, dự án khai thác mỏ khí Cá Rồng Đỏ nằm lô 136-03, rìa đông nam thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Theo như trang tin Archyde, sau một thời gian làm hạ tầng khai thác khu vực thì Talisman của tập đoàn Repsol là đã ký thỏa thuận với PetroVietnam để chuyển nhượng cổ phần tại ba lô thăm dò dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (51,75% cổ phần ở lô 07/03 PSC và 40% cổ phần ở lô 135-136/03 PSC), tức là trong đó có cổ phần tại mỏ khí Cá Rồng Đỏ. Và chính các tra ng như VOA Tiếng Việt, "Việt Tân" cũng từng đưa thông tin về vụ chuyển nhượng này. Vậy mà nay cũng chính các trang đó tung tin xuyên tạc "Việt Nam phải đền bù hủy dự án vì áp lực Trung Quốc". Nói năng bất nhất như thế, há chẳng phải chúng đang tự nhổ nước bọt lên trời để rớt xuống chính mặt mình?
Điều cần phải hiểu rõ, nếu như đã là chuyển nhượng thì tất nhiên Việt Nam sẽ phải bỏ ra một số tiền để mua lại cổ phần. Nhưng đến thời điểm hiện tại, chưa có một thông tin chính thức nào được truyền thông hai nước cho biết về số tiền chuyển nhượng. Vậy mà "Việt Tân", "Chân trời mới media", VOA Tiếng Việt, Hội Anh em dân chủ tại Châu Âu,... đã vội vàng vẽ ra bức bình phong trá hình là "thông tin mật" về "số tiền đền bù hơn 1 tỷ USD" để thu hút sự ch 50; ý của dư luận. Chứng cứ "thông tin mật" ở đâu, ai cung cấp "thông tin mật"? Xin mời trình bày ra cho người dân biết chứ "khua môi múa mép" suông như thế thì ai mà chẳng làm được. Cuối cùng cũng phải quay về bản chất xuyên tạc của những trang tin phản động kể trên và những kẻ đứng sau chúng. Chưa bao giờ chúng thôi thêu dệt, dựng chuyện chống phá chính quyền, lôi kéo người dân tin theo những điều sai trái, gieo rắc sự hoài nghi trong lòng dân về nỗ lực chiến đấu bảo vệ chủ quy̓ 3;n biển đảo của đất nước ta.
Từ xưa đến nay, Việt Nam là đất nước có núi liền núi, sông liền sông, biển liền biển với Trung Quốc. Ông cha ta đã mất cả 1000 năm đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước này, chưa bao giờ cúi đầu khuất phục. Ngày nay khi Việt Nam đã độc lập tự chủ về kinh tế, chính trị thì càng không có khái niệm "sợ Trung Quốc" kể cả khi đất nước láng giềng này liên tục gây chuyện trong vùng biển của nước ta. 72;ơn cử như vụ việc Trung Quốc đưa nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 vào gây áp lực khu vực bãi Tư Chính thuộc vùng biển của Việt Nam, mặc cho tình hình lúc bây giờ vô cùng căng thẳng nhưng Việt Nam vẫn hạ đặt thành công giàn khoan Sao Vàng - Đại Nguyệt. Từ đây, Sao Vàng-Đại Nguyệt đã trở thành cột mốc chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam trên biển. Vậy thì làm gì có chuyện Việt Nam "sợ áp lực của Trung Quốc" ở đây.
Hiện nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã và đang khai thác 25 mỏ dầu khí ở trong nước bao gồm Bạch Hổ, Đại Hùng, Rạng Đông, Sư Tử Vàng, Sư Tử Đen, Sư Tử Trắng, Sư Tử Nâu, Ruby, Lan Tây, Lan Đỏ, Hải Thạch-Mộc Tinh,... Trong đó, chúng ta cũng đã biết Lan Tây, Lan Đỏ là hai mỏ khí có trữ lượng rất lớn thuộc bể Nam Côn Sơn, ngoài khơi lô 06.1, cách tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 370km. Hai mỏ khí này từng nằm trong "tầm ngắm" của Trung Quốc khi họ liên tục gây áp lực cản trở hoạt động khai thác của các tập đoàn dầu khí nước ngoài đang hợp tác với Việt Nam nhưng cuối cùng anh bạn láng giềng thâm hiểm cũng không thể làm gì trước hành động cứng rắn tiếp tục duy trì hoạt động khai thác của Việt Nam. Thậm chí, chúng ta còn mở rộng thăm dò và khai thác các lô dầu khí mới nhiều hơn nữa, có thể kể đến dự án Cá Voi Xanh (nằm trong Lô 118 trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam). Cũng từng có nghi vấn về việc nhà đầu tư ExxonMobil (Mỹ) rú ;t khỏi dự án này nhưng tại buổi họp báo thường kỳ ngày 12/9/2024, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã khẳng định: Hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và ExxonMobil vẫn triển khai theo kế hoạch. Từ đó, đập tan hoàn toàn những luận điệu xuyên tạc "Việt Nam sợ Trung Quốc" ở thời điểm đó.
Nói về việc công ty con Talisman của tập đoàn Repsol (Tây Ban Nha) ngừng hợp tác và chuyển nhượng cổ phần dự án khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ. Nếu đó là sự thật thì cũng không có gì khó hiểu cả bởi lẽ việc chấm dứt hợp tác hoặc cắt giảm các hoạt động thăm dò, khai thác không hề hiếm gặp và thường gắn liền với câu chuyện ngân sách và bài toán kinh tế, thương mại, tình hình thực tế. Trong một báo cáo của Tập đoàn Nghiên cứu và Tư vấn năng lượng Wood Mackenzie (Anh) cho biết đã có đến hơn 68 dự án khai thác dầu bị hủy bỏ do giá dầu xuống dốc kỷ lục. Hơn nữa, tại sao chúng ta không nhìn nhận về đối tác của mình? Vị trí đất nước Tây Ban Nha nằm cách xa Việt Nam gần nửa bán cầu, không hề tiếp giáp biển Đông nên có thể họ chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế chứ không quan tâm đến vấn đề duy trì hòa bình biển Đông hay chủ quyền biển đảo của Việt Nam và bản thân họ cũng không mặn mà hợp tác với Việt Nam đến c 249;ng. Chấm dứt hợp đồng với Repsol, biết đâu chúng ta sẽ tìm được nhiều đối tác tốt hơn như Rosneft (Nga), ExxonMobil (Mỹ), Idemitsu (Nhật Bản), KNOC (Hàn Quốc) và Perenco (Pháp),...
Những năm qua, Việt Nam đã kiên quyết cứng rắn bảo vệ chủ quyền biển đảo như thế nào có lẽ mỗi người dân yêu nước đều biết rõ, từ việc xây dựng nhà giàn DK, hạ đặt giàn khoan, phát triển các huyện đảo; lực lượng chấp pháp kiên trì bám biển, sẵn sàng ứng phó với việc Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 8 và Hải Dương 4 vào Việt Nam, đồng thời hỗ trợ ngư dân ra khơi an toàn. Tại các hội nghị ngoại giao, Việt Nam cũng kêu gọi các nước chung tay giữ gìn h& #242;a bình trên biển Đông. Không ai khác, chính Việt Nam gửi công hàm lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc phản đối lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Vì vậy, "vàng thật không sợ lửa", Việt Nam không bao giờ sợ áp lực của Trung Quốc như những kẻ phản nước hại dân đang nói mà trong cuộc chiến bảo vệ, duy trì hòa bình biển Đông, ngược lại, chúng ta đang là tấm gương sáng để các nước quốc tế phải học hỏi.