Cá Rồng Thường Mắc Các Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Chữa
Bệnh xoăn mang hay kênh mang là một bệnh nguy hiểm ở cá Rồng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mỹ của cá Rồng. Để nhận biết và phòng trị bệnh xoăn mang hãy tham khảo bài viết sau.
Bệnh xoăn có nguyên nhân từ việc người nuôi cá thiếu sự chăm sóc và quan sá t cá cảnh . Điều này khiến môi trường sống của cá bị nhiễm bẩn và có nhiều ký sinh trùng gây hại. Việc không thay nước thường xuyên còn khiến cho lượng nitrat và ammoniac tăng cao và tất nhiên sẽ không tốt cho việc hít thở của cá. Môi trường này cũng tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, ký sinh phát triển cư trú trong mang khiến mang cá bị viêm và đẩy vỏ phình lên.
Triệu chứng của bệnh biểu ở cá trong giai đoạn đầu là cá thở gấp, mang mở đóng không êm ái. Trong giai đoạn sau lớp viền của mang cá mở rộng và lớp vỏ cứng của mang cũng kênh ra. Điều này khiến cá bị mất tính thẩm mỹ và nguy hại hơn đó chính là khiến cá khó thở, kém ăn.
Trong trường hợp này bạn cần phải lưu ý xem môi trường cá sinh sống đã đủ thoải mái chưa. Đồng thời khi cá có hiện tượng thở bất thường bạn cần phải thy 20% nước bể mỗi ngày. Đồng thời đặt máy tăng cường sủi khí hoặc dùng bình oxy bơm vào bể. Nên duy trì độ PH trong môi trường nước là 6,5 và cho 2 lạng muối/ 100 lít nước cho cá.
Đối với cá đã bị bệnh cũng xoăn mang nhẹ thì bạn có thể dùng lá bàng khô ngâm nước. Sau đó lấy nước đó để đổ vào bể lớp xoăn sẽ giảm đi đáng kể. Còn đối với những chú cá bị xoăn mỏng viền mang thì có thể cắt bỏ phần xoăn và cho cá sống trong môi trường giàu oxy. Không nên để cá tiến triển bệnh đến mức đô mang cá bị kênh ra phần vỏ cứng vì khi đó rất khó để khắc phục.
Vốn dĩ bệnh này rất chung cho mọi loại cá. Trên thân, nhất là trên vây, đuôi xuất hiện những đốm trắng và phát triển rất nhanh.
Đây là một bệnh rất dễ gặp ở cá Rồng và có nguyên nhân từ một loại vi khuẩn tên là Ichthyophthirius spp. Loại vi khuẩn này sẽ phát triển tốt trong thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường nước bị nhiễm bản và khi sức đề kháng của cá yếu.
Khi mắc bệnh cá sẽ có một số biểu hiện như xuất hiện các đốm trắng nhỏ trên thân. Bạn sẽ thấy cá có biểu hiện cọ mình vào bất kỳ vật gì có trong bể bởi vì những đốm trắng khiến cá bị ngứa. Những chú cá bị bệnh cũng bơi nhanh hơn và đôi lúc còn có thể nhảy lên khỏi mặt nước.
Để điều trị bệnh này hãy đặt máy sưởi để nâng nhiệt độ trong bể cá lên 28 - 32 độ C trong 7 - 10 ngày. Kết hợp với việc dùng muối hột hoặc dung sulfat đồng ngâm rữa cá khoảng 10-15 phút. Bạn cũng có thể hỏi những người có kinh nghiệm nuôi cá và mua loại thuốc thích hợp.
Những chú cá Rồng mắc bệnh đường ruột sẽ có triệu chứng như bỏ ăn, bụng to hơn bình thường. Nếu quan sát kỹ phần hậu môn thì sẽ có phân trắng dính ở đây và nặng hơn nữa thì hậu môn bị chảy nước. Cá bị bệnh cũng bơi lội khó khăn hơn bình thường.
- Bệnh này có nguyên nhân từ thức ăn không đạt tiêu chuẩn khiến cá không thể tiêu hóa và gây viêm ruột. Nếu để tình trạng này kéo dài thì những chú cá Rồng sẽ bị viêm ruột mãn tính, lúc đó hậu môn của cá sẽ bị đỏ và lòi ra.
- Bệnh đường ruột ở cá Rồng do ký sinh trùng gây ra.
- Cá Rồng bị bệnh đường ruột do chế độ ăn uống và thức ăn không đủ tươi sống.
Khi cá bị bệnh người nuôi cá cần thay nước trong bể nhưng chỉ thay khoảng 1/3 lượng nước. Sau đó tăng cường sục oxy, tăng lượng muối trong bể và duy trì nhiệt độ hồ nước ở 30 độ C. Người nuôi cũng có thể thêm một lượng metronidazole để trị bệnh cho cá.
Sau khi cá khỏi bệnh người nuôi cũng nên chú ý tránh cho cá ăn quá no. Đồng thời cũng nên chú ý chọn những thức ăn tươi sống, cắt bỏ những phần quá cứng khiến cá không thể tiêu thụ được.
Bệnh đục mắt cá rồng ( Cloudy eye arowana) là một bệnh rất nguy hiểm đến cá Rồng . Nên cùng tìm hiểu về triệu chứng cũng như cách chưa trị căn bệnh này!
Khi quan sát thấy phần mắt của cá bị một quầng màu trắng bao phủ thì đó là lúc cá bị bệnh mờ mắt. Bệnh này có nguyên nhân từ việc không thay nước thường xuyên cho cá khiến nitrat và ammoniac tăng cao. Trong điều kiện này cá vi khuẩn hình nón phát triển và bám vào tròng mắt cá gây viêm. Khi viêm nhiễm cá sẽ bị mờ mắt và nếu không chữa trị thì rất có thể cá sẽ bị mù hoàn toàn.
Khi phát hiện ra các triệu chứng của bệnh người nuôi cần tăng lượng muối trong bể. Tiếp theo giữ nhiệt độ nước khoảng 29 - 32 độ ca. Thay nước đều đặn mỗi ngày và mỗi lần chỉ thay khoảng 1/4 lượng nước. Có thể bổ sung tetraxilin hoặc metronidazole với liều lượng là 500mg/5 lít nước để chữa bệnh cho cá.