So Sánh Giá Trị Dinh Dưỡng Giữa Cá Hồi Tự Nhiên Và Cá Hồi Nuôi
Cá hồi có hai loại là cá hồi nuôi và cá hồi tự nhiên. Đây là một trong những loại hải sản được đánh giá cao vì những lợi ích mang lại đối với sức khỏe của con người.
Thịt của loài cá này rất giàu Omega-3, một loại axit amin rất quan trọng đối với sức khỏe. Theo như các báo cáo y học thế giới, Omega-3 giúp giảm các bệnh về tim mạch, làm đẹp da, bổ sung DHA cho bà bầu giúp cho trẻ em phát triển não bộ.
Tuy nhiên đáng tiếc là cơ thể con người không thể tự tổng hợp được Omega-3 mà phải nạp vào cơ thể thông qua các thức ăn khác.
Như đã nói ở trên, cá hồi lại rất giàu Omega-3 tuy nhiên hiện nay có rất nhiều loại cá hồi và không phải đâu cũng là lựa chọn tốt dành cho bạn.
Ngày nay, các sản phẩm cá hồi bạn thường mua trong siêu thị hầu hết được nuôi trong các trang trại cá.
Đây cũng là điều đắn đo của không ít người khi lựa chọn sản phẩm này cho gia đình. Bài viết này sẽ giúp bạn so sánh sự khác biệt giữa cá hồi tự nhiên và cá hồi nuôi.
Sản lượng có sự khác biệt rất lớn giữa 2 loại
Cá hồi hoang dã được đánh bắt trong môi trường tự nhiên như biển, sông hồ. Thức ăn của chúng là các loài không xương khác mà chúng tìm thấy trong môi trường tự nhiên của chúng.
Theo thống kê thì cá hồi hoang dã vẫn có sẵn tuy nhiên sản lượng đã bị suy giảm tới 50% chỉ sau vài thập kỷ.
Ngược lại, cá hồi nuôi đến từ các trang trại cá trên toàn thế giới và được nuôi theo 1 quy trình có sẵn với mục đích bổ sung thực phẩm cho con người.
Chúng được cho ăn các thức ăn do con người chế biến, giàu chất béo giúp quá trình sinh trưởng, phát triển và kích thước của chúng nhanh hơn rất nhiều lần so với cá ngoài tự nhiên.
Sản lượng cá hồi nuôi đã tăng từ 27.000 tấn lên đến hơn 1 triệu tấn chỉ trong vòng 2 thập kỷ qua.
Giá trị dinh dưỡng khác nhau
Sự khác nhau giữa chế độ ăn giữa 2 loại cá hồi này khác nhau nên về thành phần dinh dưỡng trong thịt cá cũng khác nhau rất lớn. Cá hồi tự nhiên ăn các sinh vật không xương trong tự nhiên trong khi đó cá hồi nuôi ăn thức ăn chế biến.
Nhìn vào bảng so sánh có thể thấy sự chênh lệch thành phần dinh dưỡng giữa là rất lớn. Cá hồi nuôi có lượng calo (do lượng chất béo cao hơn), chất béo, omega-3, omega-6 cao hơn so với cá hồi tự nhiên. Trong đó lượng Omega-6 cao gấp 3 lần so với cá hồi tự nhiên.
Tuy nhiên cá hồi tự nhiên lại có các thành phần khoáng chất cao hơn so với cá hồi nuôi.
Omega-3 và Omega-6
Đây là những axit béo đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Khoa học gọi chúng là axit thiết yếu hoặc EFA bởi vì bạn cần cả 2 trong chế độ ăn của bạn.
Tuy nhiên giống như mọi thứ, nó chỉ tốt khi tỉ lệ 2 axit béo này trong cơ thể ở mức độ cân bằng.
Hầu hết con người ngày nay nạp quá nhiều Omega-6 mỗi ngày làm biến dạng sự cân bằng giữa 2 loại axit béo này trong cơ thể.
Các nhà khoa học cho rằng điều này làm tăng nguy cơ bị viêm trạng hay các bệnh tim mạch.
Trong khi đó tổng số chất béo của cá hồi nuôi cao gấp 3 lần cá hồi tự nhiên. Do đó tỉ lệ Omega-3 và Omega-6 của cá hồi nuôi cũng cao cao gấp 3 lần so với cá hồi hoang dã.
Tuy nhiên nếu xét tổng thể về mọi mặt, cá hồi tự nhiên đánh giá 10 phần thì cá hồi nuôi cũng được đánh giá đến 9 phần.
Cả cá hồi nuôi và cá hồi hoang dã sẽ giúp con người cải thiện lớn về lượng Omega-3.
Một nghiên cứu kéo dài bốn tuần với 19 người ăn cá hồi nuôi ở Đại Tây Dương với 2 lần mỗi tuần đã làm tăng lượng Omega-3 DHA trong máu lên tới 50%.
Cá hồi nuôi có mức độ các chất ô nhiễm cao hơn
Cá có xu hướng ăn phải các chất ô nhiễm nếu ở trong môi trường sống của chúng bị ô nhiễm. Các nghiên cứu khoa học vào năm 2004-2005 cho thấy cá hồi nuôi có nồng độ các chất gây ô nhiễm cao hơn nhiều so với cá hồi hoang dã.
Các trang trại ở châu Âu có nhiều chất gây ô nhiễm hơn trang trại ở Mỹ, tuy nhiên các loài cá ở Chile có tỉ lệ ô nhiễm thấp nhất.
Một trong số những chất ô nhiễm bao gồm polychlorinated biphenyls (PCBs), dioxins và một số thuốc trừ sâu clo hóa.
Một nghiên cứu trong năm 2004 cho thấy nồng độ PCB trong cá hồi nuôi cao gấp 8 lần so với cá hồi tự nhiên.
Mức độ này được FDA coi là an toàn và là mức không an toàn theo EPA của Hoa Kỳ.
Các nhà khoa học cho biết, nếu áp dụng các chỉ tiêu của EPA thì mỗi người sẽ được khuyên không ăn cá hồi nuôi quá 1 lần trong tháng.
Tuy nhiên theo nghiên cứu khoa học thì mức độ các chất ô nhiễm trong cá hồi nuôi ví dụ như PCB ở Na Uy đã giảm đáng kể từ năm 1999 đến năm 2011. Những thay đổi này cho thấy thức ăn cho cá đã giảm mức độ các chất gây ô nhiễm hơn.
Ngoài ra nhiều người cho rằng lợi ích về bổ sung Omega-3 từ cá hồi vẫn tốt hơn nhiều so với những nguy hiểm mà các chất gây ô nhiễm trong cá gây ra cho cơ thể.
Thủy ngân và các kim loại khác
Bằng chứng hiện tại về kim loại vi lượng có trong cá hồi vẫn còn gây nhiều tranh cãi.
Hai nghiên cứu cho thấy có rất ít sự khác biệt về tỉ lệ thủy ngân trong cá hồi hoang dã và cá hồi nuôi.
Tuy nhiên một nghiên cứu khác cho thấy cá hồi nuôi có mức độ cao gấp 3 lần.
Tuy nhiên kim loại vi lượng ở cả 2 loại cá này thấp đến mức chúng không phải nguyên nhân gây lo ngại đến sức khỏe con người.
Kháng sinh trong cá nuôi
Do mật độ nuôi qua cao nên cá nuôi sẽ dễ bị nhiễm trùng và nhiễm bệnh hơn cá hồi tự nhiên. Để khắc phục vấn đề này, kháng sinh thường được thêm vào thức ăn cho cá.
Sử dụng kháng sinh không kiểm soát là vấn đề đáng lo ngại trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Không chỉ ảnh hưởng đến môi trường, kháng sinh còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Kháng sinh có thể gây dị ứng ở những người nhạy cảm.
Việc sử dụng kháng sinh chưa được kiểm soát chặt chẽ ở các nước đang phát triển như Trung Quốc và Nigeria. Tuy nhiên cá hồi thường không được nuôi ở các quốc gia này.
Các quốc gia nuôi cá hồi lớn nhất thế giới đó là Na Uy và Canada đều có khung pháp lý trong việc sử dụng kháng sinh. Tất cả hàm lượng kháng sinh đều phải dưới mức độ cho phép mới có thể xuất ra ngoài thị trường.
Một số trang trại cá ở Canada thậm chí đã giảm lượng kháng sinh trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, Chile - quốc gia sản xuất cá hồi nuôi lớn thứ 2 thế giới đã gặp phải vấn đề do sử dụng kháng sinh quá liều.
Năm 2024, ước tính 530 gram kháng sinh được sử dụng cho 1 tấn cá hồi tại Chile. Để so sánh rõ hơn thì Na Uy chỉ sử dụng 1 gram kháng sinh cho 1 tấn cá hồi thu hoạch năm 2008.
Vì vậy nếu bạn lo ngại về vấn đề kháng sinh, có thể bạn nên tránh cá sản phẩm cá hồi có nguồn gốc từ Chile.
Cá hồi tự nhiên có đáng so với chi phí bỏ ra không?
Đến phần này của bài viết chúng ta vẫn thấy rằng sử dụng cá nuôi vẫn không phải là vấn đề xấu cho sức khỏe. Ngoài ra, cá hồi nuôi lớn hơn và cung cấp nhiều Omega-3 hơn.
Cá hồi hoang dã đắt hơn nhiều so với cá nuôi và nhiều người cho rằng sự chênh lệch giá đó không thực sự đáng để bỏ ra. Điều này tùy thuộc vào ngân sách của mỗi người để quyết định. Với những đại gia tiền không phải vấn đề thì chắc chắn là họ sẽ lựa chọn cá hồi tự nhiên.
Mặc dù lượng chất ô nhiễm có thể an toàn nếu con người tiêu thụ một lượng vừa phải nhưng các nhà khoa học vẫn khuyến cáo trẻ em và phụ nữ chỉ nên ăn cá hồi hoang dã.