Tuyệt Chiêu Cách Làm Mồi Câu Cá Diếc Bất Bại Cho Tất Cả Mọi Người
Một số điều cần biết về cá diếc
Cá diếc là một cái tên vừa quen vừa lạ, đặc biệt người dân miền Bắc sẽ không mấy xa lạ với giống cá nhỏ này. Tuy nhiên dân sống tại khu vực miền Nam và miền Trung không phải ai cũng biết hình dáng cá diếc như thế nào. Cá diếc nằm trong họ cá chép, thuộc một chi trong đó và có tên gọi khoa học là Carassius. Không chỉ có tên là cá diếc mà nhiều người còn gọi chúng là cá giếc.
Đặc điểm hình thái của cá diếc
Được tìm thấy khoảng năm 1832, cá diếc còn có tên gọi khác là Carassius phân bố tại đại lục Á- Âu. Thân hình của cá diếc khá dẹt, thân trên của cá nở rộng và khá tròn, dần thu hẹp nhỏ về phần đuôi. Kích thước trung bình của cá diếc không quá lớn nhưng có trường hợp cá diếc trưởng thành trọng lượng lên tới 3kg và chiều dài đạt 45cm. Để nhận diện cá diếc với dòng cá khác bạn có thể dựa trên các đặc điểm như sau:
- Phần đầu của cá diếc khá nhỏ, nếu so sánh với tỷ lệ cơ thể thì đầu nhỏ hơn nhiều lần. Hai mắt của cá vị trí cân đối và có màu đỏ nổi bật.
Muốn câu cá diếc thì bạn cần hiểu rằng chúng là giống cá nước ngọt, môi trường sống phần lớn ở vùng sông, ao hồ hoặc khu ruộng của đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc. Tập tính của cá diếc là kiếm ăn theo đàn ở cạnh các mảng bèo và khoảng trống rộng giữa khoảng bèo cái. Cần thủ nên ưu tiên nơi nhiều bèo, cỏ hay đáy bùn và gần bờ sâu 1m đến 1,5m là thích hợp. Không chỉ vậy, bạn chọn điểm câu êm, tránh xa dòng nước chảy xiết.
Thuộc loài ăn tạp nên thức ăn của cá diếc cũng vô cùng phong phú và đa dạng từ các dòng thực vật cho đến động vật tươi sống. Thức ăn dưới nước của cá diếc gồm các vi sinh vật, động vật không xương sống, sinh vật phù du, tảo biển và vụn hữu cơ. Đặc biệt cá diếc rất thích ăn giun đỏ, kích thước nhỏ như sợi bún. Bạn có thể tìm thấy ở vị trí mương nước thải, gốc cây mục.
Mùa câu cá diếc bội thu thành quả
Mùa cá diếc đẻ trùng với mùa cá chép đẻ. Tức là cá diếc đẻ sẽ vào khoảng tháng 3 âm lịch, nhưng mùa câu diếc sẽ lùi thời gian một chút thường là 4 tháng đến 7 tháng để cá nhỏ đủ trưởng thành. Từ đó, cần thủ sẽ xác định được thời điểm câu cá diếc tốt nhất là từ tháng 7 âm lịch đến tháng 10 âm lịch. Nếu câu cá trước mùa thì chúng chỉ nhỏ cỡ 3 ngón tay nhưng khi bước sang tháng 7 cá sẽ trở nên to hơn.
Cá diếc được câu kéo dài từ mùa thu năm nay sang đến mùa xuân năm sau. Muốn câu cá diếc bạn cần chọn các ngày:
- Mùa thu: trời chuyển se se lạnh, có gió heo may, mây kín trời sau cơn mưa ngâu
- Mùa đông: sau trận gió bấc, trời lạnh nhưng không quá giá rét
- Mùa xuân: ngày ấm áp phảng phất mưa bụi.
Ai cũng cho rằng ngày đông lạnh thường khó câu cá, nhưng cá diếc thì câu ngày lạnh vẫn hiệu quả như ngày nóng (dành cho câu hồ dịch vụ). Câu cá diếc mùa đông cũng là một thú vui tao nhã mà bạn khó lòng bỏ qua.
Đồ nghề cần thiết mang đi câu cá diếc
Câu cá diếc không chỉ đòi hỏi biết giật đúng cách mà còn yêu cầu bạn nắm rõ địa hình đáy sông, ao hồ, hiểu hướng gió và dòng chảy thế nào. Cá nhỏ nên cần câu phải mềm, nhất là ở nơi dòng nước chảy mạnh thì phải chú ý xem phao câu chuyển động thế nào. Bên cạnh đó, công tác chuẩn bị mồi, cần, lưỡi, cước không quá cầu kỳ và không tốn thời gian.
- Cần câu: dùng cần máy hoặc cần tay đều được. Chọn cần câu tay ưu tiên loại trọng lượng nhẹ, mũi cần mảnh dài khoảng 3,6m đến 5,3m. Còn về cần máy thì sử dụng cần chuyên dụng câu diếc hồ với kích thước thích hợp. Theo kinh nghiệp thì cần máy đem lại hiệu quả cao hơn.
Hầu hết những ai đã từng trải nghiệm đi câu cá diếc đều nằm lòng tập tính ăn mồi của giống cá này. Phao lông gà kích thước khá nhỏ và dài khoảng hai đốt ngón tay, rất nhạy khi có cá cắn cấu và phần lớn chìm hoàn toàn dưới mặt nước, tầm nhìn lập là lập lờ. Khi bắt đầu thả xuống, phao lông gà hơi nhún nhún, sau đó mới mún thêm một xíu, rồi nổi ngang bồng bềnh trên mặt nước. Phao chuyển động nhẹ là cảm nhận được con cá diếc vảy trắng lấp l 43;a. Cách câu cụ thể như sau:
- Đầu tiên hãy tìm các đoạn sông, các ao hồ hoang hoặc ngòi có cá, chọn điểm câu tốt nhất là ở khoảng trống lớn giữa ao bèo hay cạnh mảng bèo rộng. Thả thính khoảng 15 phút rồi mới bắt đầu triển khai câu cá.
- Móc giun đỏ ở mũi lưỡi câu thừa ra khoảng 1cm, thả trực tiếp xuống ổ thính. Khi thấy mồi chạm đáy thì nhấc lên từ 2cm đến 3cm, hai giây sau mới thả xuống như cũ. Chờ vài giây thì lặp lại liên tục chu kì như trên.
- Khi gặp cá diếc cắn câu phao sẽ nhanh chóng nháy báo hiệu, mỗi lần phao bềnh nhẹ nhàng trên mặt nước thì cần thủ chú ý bung đầu cần, cá diếc ở dưới sẽ lượi lại vài vòng rồi mới thúc thủ. Nhấc cá diếc lên rồi đựng trong lồng cá, nhớ đặt cá sâu trong nước nhưng vẫn có khoảng trống để chúng hô hấp, tránh tình trạng cá chết cá ươn.
- Cá diếc khá phàm ăn và hoạt động theo đàn nên chỉ cần đi một buổi câu là thu hết nguyên đàn về nhà. Môi cá diếc mỏng manh, vì vậy đi câu chúng không giật mạnh tay, nếu giật mạnh thì cần thủ chỉ có thành quả là vành môi cá diếc thôi.
- Nếu ao hay hồ có nguồn cá diếc dồi dào, bạn có thể đạt được một lúc 2kg đến 3kg cá trong một buổi câu. Thịt cá diếc độ dinh dưỡng cao, bổ, ngon, được dùng làm bài thuốc nâng cao sức khỏe và chữa bệnh rất hay. Trứng cá diếc là loại trứng cá sống ở nguồn nước ngọt ngon nhất, thơm, ngậy, vị bùi và không bứ.
Tổng hợp công thức cách làm mồi câu cá diếc cực nhạy
Cách làm mồi câu cá diếc bằng giun đỏ
Như bạn đã biết, cá diếc rất thích mồi bằng giun đỏ. Hãy tận dụng nguồn mồi tự nhiên này mang đi câu cá diếc. Cách làm mồi câu cá diếc bằng giun đỏ không phải chuẩn bị quá nhiều, thao tác cũng đơn giản mà hiệu quả đem lại sẽ khiến bạn bất ngờ. Nguyên liệu cần có:
- Giun đỏ: 300g (hay còn gọi là trùn quế)
- Gạo: 500g
- Bước 1: rang gạo trên chảo với lửa liu riu, đảo đều tay cho đến khi xuất hiện màu vàng sậm, mùi thơm dậy lên, sau đó nghiền gạo rang thành bột mịn.
- Bước 2: giun đỏ cho vào rổ rửa sạch cùng nước, rồi băm nhỏ gium rồi chia vào hai hộp riêng biệt.
- Bước 3: khi tới địa điểm đi câu thì bạn chỉ cần trộn bột gạo rang mịn cùng giun đỏ băm nhuyễn, thêm chút nước ở bờ. Đảo đều rồi nặn mồi to như nắm tay, rồi ném viên mồi lớn xuống hồ. Lúc này các bác chỉ cần ngồi đợi cho tới khi mặt nước sủi thăm, mồi còn lại thì vê thành viên tròn nhỏ gắn đầu lưỡi câu. Thả mồi xuống và câu cá.
Cách làm mồi câu cá diếc bằng ngũ vị hương và cám gạo
Cá diếc ăn khá tạp, không chỉ thích mùi thuốc bắc mà còn nhạy trước ngũ vị hương. Công thức cách làm mồi câu cá diếc từ ngũ vị hương và cám gạo này vô cùng nhanh gọn, nguyên liệu chính gồm 4 loại như:
Cách làm mồi câu cá diếc bằng khoai lang
Khoai lang là một nguyên liệu quen thuộc thường dùng trong các công thức chế biến mồi câu cá: cá mè, cá trê, cá rô đồng và trong đó có cả cá diếc. Mồi từ khoai lang phần lớn là mềm, nhanh tan, mùi thơm dễ thu hút há. Với cách làm mồi câu cá diếc bằng khoai lang này, bạn cần chuẩn bị thêm các thành phần khác như:
- Khoai lang: 500g
- Bột ngô: 100g
- Đỗ xanh: 300g
- Gạo: 100g
- Trứng vịt: 2 quả
- Chuối chín: 2 quả
- Thuốc bắc tổng hợp: 1 gói
Cách làm mồi câu cá diếc bằng cơm nguội
Tiếp ngay sau đây lại là một nguyên liệu vô cùng quen thuộc đó là cơm nguội. Cá diếc yêu thích mồi cơm nguội khi kết hợp cùng gạo, cám gạo và tôm khô. Bạn cần chuẩn bị các thành phần không thể thiếu sau:
- Bước 1: cơm nguội là nguyên liệu hầu như gia đình nào cũng có, nếu như hôm trước nhà bạn ăn hết cơm thì hãy nấu mẻ mới, để nguội cho hôm sau làm mồi câu cá diếc. Cơm nguội thì chỉ cần dầm nát dẻo nhuyễn là được.
- Bước 3: trộn tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị lại với nhau, đảo đều cho tới khi bột gạo, cám gạo, bột tôm khô quyện cho tới khi dẻo, sau đó viên mồi thành các viên tròn mang đi câu ngay được.
Cách làm mồi câu cá diếc bằng bột mì
Công thức tiếp theo chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn là cách làm mồi câu cá diếc bằng bột mì với nguyên liệu giá thành rẻ, dễ tìm mua ở bất kỳ cửa hàng nào. Bạn cần chuẩn bị:
- Bước 1: cám gạo luôn phải trải qua bước rang vàng dưới lửa liu riu, rồi nghiền nát thành bột mịn. Còn trùn quế thì chỉ cần băm nhỏ là được.
- Bước 2: trộn bột mì, cám gạo, cám chim cùng trùn quyế băm vào với nhau, lúc trộn bạn sẽ thành hỗn hợp này khô, hãy thêm một chút nước giúp hỗn hợp dẻo. Chú ý cho từng lượng nước từ từ, mồi loãng sẽ không vo viên được.
Nhiều cần thủ chuyên nghiệp đã khẳng định rằng cách làm mồi câu cá diếc này sẽ khiến đàn cá diếc từ từ cắn câu bạn mà không mất quá nhiều thời gian đợi chờ.
Cách làm mồi câu cá diếc bằng bột hoa hồi và mẻ
Mẻ chua cũng là thành phần không thể thiếu khi chế biến mồi câu cá. Mồi câu cá diếc từ mẻ sẽ có thêm sự góp mặt của bột hoa hồi. Bên cạnh đó bạn cần chuẩn bị thêm các nguyên liệu như sau:
Cách làm mồi câu cá diếc bằng mồi bột
Đối với những cần thủ không có nhiều thời gian thì bạn có thể áp dụng câu cá diếc bằng bột. Mồi câu cá diếc từ bột là loại công nghiệp bán sẵn trên thị trường, hơn nữa giá thành hợp túi tiền. Nhưng bạn cũng nên hiểu rằng câu cá bằng bột mồi hiệu quả sẽ không cao so với mồi tự làm.
Bán phổ biến nhất hiện nay phải kể đến loại như:
- Mồi bột câu cá diếc D2, D3
- Mồi bột câu cá diếc Phú Thành 5,7,9
- Mồi bột câu cá diếc vua rừng Cát Bà
- Cách 1: pha bột câu sẵn cùng nước, đảo đều để tạo thành hỗn hộ dẻo vo thành cục bột được.
- Cách 2: pha bột câu cùng sữa và trứng nhào cho tới khi dẻo, làm xong mồi thì nắn thành cục, đến điểm câu thì ném cục bột xuống vị trí câu, chờ tới khi nước sủi tăm có nghĩa là xuất hiện cá, lúc này bắt đầu câu được. Dùng mồi câu bằng dến, giun đỏ hoặc mồi vê tròn nhỏ.
Cách làm mồi câu cá diếc bằng lúa
Với cách làm mồi câu cá diếc bằng lúa này, bạn sẽ không mất nhiều thời gian mua nguyên liệu nhưng khá mất công chế biến trong nhiều ngày liền. Vì mồi từ lúa yêu cầu phải ủ 4 ngày hoặc năm ngày. Đầu tiên là bước chuẩn bị thành phần:
- Bước 1: Rang đều tay cám gạo dưới lửa nhỏ, để kiểm tra xem cám gạo đúng chuẩn chưa thì bạn dựa vào màu sắc, cám màu vàng sậm là được.
- Bước 2: rửa sạch lúa, luộc bằng nồi áp suất khoảng 30 phút. Luộc xong thì đổ lúa ra rá cho tới khi nguội (không dùng rổ vì lỗ rổ lớn). Nhặt sạch vỏ trấu và chỉ giữ lại hạt gạo bên trong chín mềm.
- Bước 3: trộn gạo vừa tách cùng với men rượu đã chuẩn bị, sau đó ủ hỗn hợp ở hộp kín khoảng 4 ngày đến 5 ngày. Khi đi câu chỉ cần mang theo tất cả nguyên liệu cùng hỗn hợp này.
- Bước 4: đến địa điểm câu thì bớt lại 100g cám rang, số còn lại thì trộn cùng hỗn hợp lúa men rượu, hạt xốp và thêm chút đất ngay chỗ câu.
- Bước 5: nắm mồi thành viên tròn kích thước bằng quả chanh, sau đó đập bẹp ép chặt rồi lăn qua cám gạo khô. Cám gạo khô ngay khi tiếp xúc với mặt nước sẽ tan nhanh, dẫn dụ cá diếc cực hiệu quả.
Cách làm mồi câu cá diếc bằng đậu phộng
Công thức cuối cùng mà chúng tôi giới thiệu đến các bạn đó là cách làm mồi câu cá diếc bằng đậu phộng. Phương pháp này chỉ mất chút thời gian sơ chế nguyên liệu, còn chế biến thì rất nhanh gọn chỉ gói gọn trong một nốt nhạc. Nguyên liệu gồm:
- Đậu phộng: 200g (miền Bắc gọi là lạc)
- Gạo nếp: 300g
- Gạo tẻ: 200g
- Vừng trắng: 200g (tên khác là mè trắng)
- Rượu: 500ml
Một số lưu ý khi chọn lưỡi câu cá diếc mùa đông
Muốn câu cá diếc mùa đông hiệu quả thì bạn nên chọn câu lục, câu đơn vì độ nhạy cao, câu lăng xê chỉ tốt khi bạn chọn khu vực nước chảy xiết ở vùng núi phía Bắc.
- Câu lục: lục bềnh sẽ giúp bạn câu cá đạt thành quả cao hơn dự tính vì độ nhạy của phao khá cao. Nhất là vào mùa lạnh, cá diếc ăn mồi nhẹ nhàng, nháy phao kẽ đôi khi bạn còn không nhận ra, vì thế phao chì nhạy, dễ phát hiện. Lưỡi lục câu diếc nên chọn loại cỡ từ 6-12 tùy thuộc vào hồ câu. Lực câu lục giật rất mạnh, cần lục chọn loại hơi cứng một chút, không lo mất cá to.
- Câu đơn: mùa đông câu đơn hiệu quả không kém, phao tiêu chuẩn câu cá diếc là phao số 3. Phao số 3 kích thước viên chì như hạt đỗ đen cân bằng phao.
- Câu đơn cần tay: bầu phao bằng nhựa tăng độ nhạy, cần máy chọn bầu phao bằng gỗ thêm độ nặng khi búng lưới, độ nặng chì sẽ tỉ lệ thuận với hiệu quả và độ nhạy khi câu.
Khi đã hiểu rõ cách làm mồi câu cá diếc trên thì việc còn lại của cần thủ là luyện tập thường xuyên để tay nghề nâng cao. Nhờ đó mà mỗi chuyến đi câu sẽ chỉ có thành công mà không xuất hiện hai từ "thất bại". Mong bài viết này hữu ích cho ai đang có dự định đi câu cá diếc.